Sáng ngày 15/06/2024, Hội thảo khoa học Khoa Địa lí - Trường Đại học Sư phạm với chủ đề “Nghiên cứu và giảng dạy địa lí trong bối cảnh chuyển đổi số”. đã được diễn ra tại Hội trường Nhà A6. Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế đang trở thành xu hướng toàn cầu. Mục tiêu của Hội thảo lần này nhằm góp phần thúc đẩy mạnh mẽ, toàn diện công tác chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo, đặc biệt với khoa học Địa lí để tạo cơ hội học tập bình đẳng, thúc đẩy học tập suốt đời của từng cá nhân và toàn xã hội, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao hơn nữa khả năng ứng dụng công nghệ số trong việc giảng dạy và nghiên cứu.
Chủ đề chính của Hội thảo khoa học năm 2024
Đến tham dự với Hội thảo có các đại diện từ các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố, giảng viên và sinh viên các ngành đào tạo của Khoa Địa lí, và đặc biệt Hội thảo đã thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia trong các lĩnh vực chuyển đổi số trong giáo dục.
Khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Thanh Tưởng - Trưởng Khoa Địa lí đã nêu bật tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giáo dục và việc giảng dạy môn Địa lí. TS nhấn mạnh Hội thảo khoa học là hoạt động thường niên, đồng thời là diễn đàn để các quý vị đại biểu, các nhà khoa học, các bên liên quan cùng trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy mạnh mẽ, toàn diện công tác chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo môn học Địa lí. Đây cũng là dịp để nhìn nhận các vấn đề, thực trạng, các yêu cầu từ thực tiễn để làm cơ sở xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp cho việc chuyển đổi số ở khoa học Địa lí. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo Địa lí cũng đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số, góp phần phát triển bền vững đất nước.
TS. Nguyễn Thanh Tưởng - Trưởng Khoa Địa lí phát biểu khai mạc Hội thảo
Hội thảo đã được nghe 4 báo cáo từ các giảng viên và sinh viên trong và ngoài Khoa gồm:
1. Báo cáo Sử dụng AI thiết kế học liệu số trong dạy học- TS Lê Thanh Huy – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bồi dưỡng nhà giáo,Cán bộ quản lý giáo dục Trường ĐHSP - ĐHĐN
2. Cách mạng hoá phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thực tế ảo - ThS Phạm Thị Minh Chính, Khoa du lịch, Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng.
3. Xây dựng hình ảnh 3600 sử dụng trong dạy học địa lý lớp 10 ở Trường THPT - SV Trương Tiến Đạt, Nguyễn Thị Thuỳ Linh – Khoa Địa lí
4. Phương pháp tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu lũ quét nhằm giảm thiểu thiệt hại thiên tai do biến đổi khí hậu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam – TS Nguyễn Thị Thu Hiền, Khoa Địa lí.
Các chủ đề báo cáo đã khái quát các vấn đề nổi bật liên quan đến chuyển đổi số cũng như các ứng dụng trong việc giảng dạy và nghiên cứu Địa lí. Nhiều câu hỏi và các vấn đề nóng hổi liên quan đã được bàn luận, trao đổi thấu đáo. Với tinh thần khoa học và chia sẻ thẳng thắn, các ý kiến đóng góp của nhà khoa học tại Hội thảo có ý nghĩa quan trọng, giúp cho cả người dạy và người học nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chuyển đổi số, đồng thời định hướng các phương thức chuyển đổi cụ thể ở môn học Địa lí; xác định đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản và nâng cao đối với sinh viên trong môi trường số, mặt khác lồng ghép vào chương trình đào tạo Địa lí liên quan tới kỹ năng số nhằm đáp ứng nhu cầu lao động xã hội số hiện nay.
Kết luận Hội thảo, Ban tổ chức ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến phát biểu đầy trách nhiệm, tâm huyết và đi sâu vào các vấn đề đặt ra tại Hội thảo. Đồng thời mong muốn, trên cơ sở các ý kiến của các đại biểu đến từ các cơ sở giáo dục và các cá nhân, tổ chức liên quan, Ban tổ chức hội thảo sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện và đề xuất các định hướng và phương thức chuyển đổi số cụ thể hơn ở môn Địa lí nhằm thúc đẩy mạnh mẽ, toàn diện công tác chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo nói chung và khoa học nói riêng.
Một vài hình ảnh từ Hội thảo
TS. Nguyễn Văn Thái đề dẫn chủ đề hội thảo
Báo cáo Sử dụng AI thiết kế học liệu số trong dạy học- TS Lê Thanh Huy – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bồi dưỡng nhà giáo,Cán bộ quản lý giáo dục Trường ĐHSP - ĐHĐN
Cách mạng hoá phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thực tế ảo - ThS Phạm Thị Minh Chính, Khoa du lịch, Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng.
Xây dựng hình ảnh 3600 sử dụng trong dạy học địa lý lớp 10 ở Trường THPT - SV Trương Tiến Đạt, Nguyễn Thị Thuỳ Linh – Khoa Địa lý
Phương pháp tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu lũ quét nhằm giảm thiểu thiệt hại thiên tai do biến đổi khí hậu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam – TS Nguyễn Thị Thu Hiền,
Hội thảo đã kết thúc thành công tốt đẹp.