Mục tiêu - Chuẩn đầu ra CTĐT năm 2023
Chủ nhật - 30/04/2023 22:41
I. Mục tiêu của chương trình đào tạo (Program Objectives – POs)
1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Địa lí học (Chuyên ngành Địa lí du lịch) của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng là đào tạo người học trình độ cử nhân có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến địa lí du lịch và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để đảm nhận được các vị trí việc làm trong lĩnh vực Địa lí và du lịch, có khả năng nghiên cứu khoa học, giảng dạy sau khi tích lũy được chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, có tinh thần khởi nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và học tập suốt đời.
2. Mục tiêu cụ thể
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đào tạo người học tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Địa lí học (chuyên ngành Địa lí du lịch) có:
- PO1: Kiến thức cơ bản về khoa học chính trị - pháp luật, khoa học xã hội - 7
nhân văn và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Địa lí du lịch phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập suốt đời.
- PO2: Năng lực chuyên môn nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.
- PO3: Kĩ năng mềm, tư duy sáng tạo và thích ứng với môi trường làm việc thay đổi.
- PO4: Đạo đức nghề nghiệp, khả năng khởi nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng.
II. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (Program Learning Outcomes - PLOs)
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Địa lí học (chuyên ngành Địa lí du lịch) tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng có khả năng:
PLO1: Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học chính trị và pháp luật, khoa học xã hội - nhân văn trong đời sống và hoạt động nghề nghiệp
- PI 1.1: Thực hiện trách nhiệm công dân, tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước
- PI 1.2: Áp dụng được kiến thức cơ bản của khoa học chính trị và pháp luật trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành Địa lí học và chuyên ngành Địa lí du lịch (ĐLDL).
- PI 1.3: Vận dụng được kiến thức khoa học xã hội và nhân văn để tiếp cận các vấn đề trong lĩnh vực Địa lí học và ĐLDL.
PLO2: Vận dụng được kiến thức cơ sở ngành Địa lí học và chuyên ngành Địa lí du lịch vào hoạt động chuyên môn.
- PI 2.1: Sử dụng được các kiến thức Địa lí tự nhiên và Địa lí KTXH trong nghiên cứu, giảng dạy và các hoạt động nghề nghiệp liên quan đến Địa lí và du lịch.
- PI 2.2: Áp dụng được các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành liên quan đến du lịch trong công việc và trong hoạt động nghiên cứu. .
- PI 2.3: Đề xuất các giải pháp phục vụ quy hoạch, phát triển du lịch, phát triển KT-XH địa phương.
PLO3: Phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành Địa lí du lịch trong các hoạt động nghề nghiệp.
- PI 3.1: Áp dụng các kĩ năng địa lí (bao gồm kĩ năng bản đồ, Hệ thống thông tin Địa lí GIS, xử lí và phân tích số liệu, xây dựng hệ thống biểu đồ) trong nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp.
- PI 3.2: Vận dụng các kĩ năng nghiệp vụ trong quản lí các hoạt động du lịch (marketing du lịch, quy hoạch du lịch, quản trị kinh doanh các hoạt động du lịch)
- PI 3.3: Rèn luyện các kĩ năng nghiệp vụ du lịch bao gồm nghiệp vụ khách sạn, hướng dẫn du lịch, tổ chức sự kiện du lịch và các lĩnh vực liên quan.
PLO4: Thiết kế được chương trình du lịch trong phạm vi quốc gia
- PI 4.1: Phân tích được nhu cầu thị trường du lịch
- PI 4.2: Lập kế hoạch cho một chương trình du lịch cụ thể
- PI 4.3: Thực hiện được một phần công việc trong chương trình du lịch
- PI 4.4: Đánh giá được hiệu quả chương trình du lịch và đề xuất các biện
pháp cải tiến.
PLO5: Sử dụng được ngoại ngữ và tin học trong hoạt động chuyên môn.
- PI 5.1: Sử dụng ngoại ngữ trong nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp du lịch,
đạt năng lực bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
- PI 5.2: Vận dụng linh hoạt kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản đạt chuẩn theo qui định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT vào nghiên cứu Địa lí du lịch và
hoạt động nghề nghiệp.
PLO6: Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm
- PI 6.1: Vận dụng linh hoạt kĩ năng giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp du
lịch
- PI 6.2: Phối hợp làm việc nhóm trong thiết kế và điều hành các chương trình du
lịch, dẫn dắt các đoàn khách du lịch.
PLO7: Thể hiện tư duy phản biện, sáng tạo; năng lực giải quyết vấn đề phức
tạp.
- PI 7.1: Lập luận và bảo vệ được các sản phẩm nghiên cứu và thực hành Địa lí du
lịch.
- PI 7.2: Vận dụng kỹ năng thuyết trình trong quá trình làm việc tại các tuyến,
điểm du lịch và cơ sở dịch vụ.
- PI 7.3: Giải quyết được các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức hoạt động
du lịch.
PLO8: Thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Địa lí du
lịch.
- PI 8.1: Xây dựng đề cương nghiên cứu liên quan đến Địa lí và Địa lí du lịch
- PI 8.2: Thu thập và phân tích dữ liệu phục vụ vấn đề nghiên cứu
- PI 8.3: Triển khai các nghiên cứu Địa lí và Địa lí du lịch ngoài thực địa
- PI 8.4: Trình bày kết quả nghiên cứu thông qua các báo cáo, tham luận.
PLO9: Thực hiện hành vi ứng xử phù hợp với đạo đức nghề nghiệp; tham gia
phục vụ cộng đồng và tinh thần khởi nghiệp
- PI 9.1: Trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt các phẩm chất đạo
đức nghề nghiệp du lịch.
- PI 9.2: Tích cực tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng, các dự án du lịch vì cộng đồng.
- PI 9.3: Thể hiện tinh thần khởi nghiệp gắn với chuyên môn Địa lí du lịch.