Mục tiêu và CĐR

Thứ tư - 16/11/2022 22:16
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (PROGRAM OBJECTIVES: POS)
1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân Sư phạm Địa lí có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học để dạy học, làm việc và quản lý trong các lĩnh vực liên quan đến Địa lí tại các cơ sở giáo dục, các sở ban ngành, các trung tâm nghiên cứu, các tổ chức tổ chức phi chính phủ; có khả năng khởi nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và học tập suốt đời; có phẩm chất, đạo đức nhà giáo.
2. Mục tiêu cụ thể
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đào tạo người học tốt nghiệp trình độ Cử nhân ngành Sư phạm Địa lí đạt được những mục tiêu cụ thể sau:
- PO1: kiến thức về khoa học chính trị - pháp luật; khoa học tự nhiên; khoa học xã hội; khoa học Địa lí và khoa học giáo dục phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp và học tập suốt đời.
- PO2: Có năng lực tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế xã hội và giáo dục địa lí.
- PO3: Có kĩ năng mềm, tư duy sáng tạo, khả năng truyền cảm hứng và thích ứng với môi trường làm việc thay đổi.
- PO4: Có phẩm chất, đạo đức nhà giáo; ý thức phục vụ cộng đồng, có tinh thần khởi nghiệp.
II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (PROGRAM LEARNING OUTCOMES: PLOS)

Người học tốt nghiệp cử nhân ngành Sư phạm Địa lí tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng có khả năng:
- PLO1. Vận dụng được kiến thức về khoa học chính trị - pháp luật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội vào đời sống và hoạt động chuyên môn.
+ PI 1.1: Vận dụng được kiến thức về khoa học chính trị, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực tiễn đời sống và hoạt động chuyên môn.
+ PI 1.2: Tích hợp các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội vào hoạt động dạy học và nghiên cứu Địa lí.
- PLO2. Vận dụng kiến thức chuyên ngành Địa lí và khoa học giáo dục vào hoạt động nghề nghiệp.
    + PI 2.1: Áp dụng kiến thức chuyên ngành địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế xã hội vào giảng dạy và nghiên cứu.
    + PI 2.2: Đánh giá được các vấn đề về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội trong thực tiễn.
    + PI 2.3: Vận dụng kiến thức về khoa học giáo dục vào hoạt động dạy học và giáo dục Địa lí.
- PLO3. Tổ chức hoạt động giáo dục và dạy học môn Địa lí theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.
+ PI 3.1: Phân tích và phát triển chương trình môn Địa lí ở trường phổ thông.
+ PI 3.2: Đánh giá đặc điểm người học để thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục phù hợp.
    + PI 3.3: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục người học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
    + PI 3.4: Thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
    + PI 3.5: Đánh giá kết quả giáo dục người học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực.
- PLO4. Phát triển các kĩ năng chuyên ngành Địa lí phục vụ dạy học và nghiên cứu.
+ PI 4.1: Xử lý và phân tích các dữ liệu Địa lí một cách khoa học.
+ PI 4.2: Xây dựng được hệ thống bản đồ, lược đồ, biểu đồ, các công cụ hỗ trợ dạy học và nghiên cứu Địa lí.
             + PI 4.3: Triển khai các hoạt động học tập và nghiên cứu trên thực địa.
- PLO5. Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ trong dạy học và nghiên cứu Địa lí.
+ PI 5.1: Vận dụng linh hoạt kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản đạt chuẩn theo qui định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT vào dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác.
+ PI 5.2: Sử dụng được các phần mềm hệ thống thông tin địa lí (GIS) và các phần mềm hỗ trợ khác trong nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp.
+ PI 5.3: Sử dụng ngoại ngữ hiệu quả, đạt năng lực bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam trong dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác.
- PLO6. Xây dựng môi trường giáo dục tích cực.
+ PI 6.1: Giải quyết các tình huống ứng xử sư phạm trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục người học.
+ PI 6.2: Tư vấn tâm lý và học tập cho người học.
+ PI 6.3: Quản lý tập thể học sinh và quản lý hành vi học sinh.
+ PI 6.4: Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động dạy học và giáo dục.
- PLO7. Thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Địa lí và khoa học giáo dục.
    + PI 7.1: Xác định mục tiêu nghiên cứu và lập kế hoạch chi tiết.
    + PI 7.2: Vận dụng các phương pháp nghiên cứu của Địa lí học và khoa học giáo dục vào giải quyết vấn đề nghiên cứu.
    + PI 7.3: Phân tích và báo cáo kết quả nghiên cứu.
- PLO8. Thể hiện tư duy phản biện, sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề phức tạp.
    + PI 8.1: Phát hiện và phân tích vấn đề một cách logic, lập luận thuyết phục.
             + PI 8.2: Đánh giá được các thông tin đa chiều trong thực tiễn cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp.
     + PI 8.3: Đề xuất được giải pháp để giải quyết các vấn đề trong khoa học và giáo dục Địa lí một cách hiệu quả.
- PLO9. Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
     + PI 9.1: Sử dụng linh hoạt các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong thuyết trình, báo cáo và trình bày văn bản phù hợp thể thức, theo quy định.
    + PI 9.2: Thể hiện hành vi giao tiếp ứng xử văn minh, phù hợp đối với các tình huống cụ thể.
    + PI 9.3: Tổ chức nhóm và phối hợp làm việc nhóm hiệu quả.
- PLO10. Thực hiện hành vi ứng xử phù hợp với phẩm chất, đạo đức nhà giáo; tham gia phục vụ cộng đồng và hình thành ý tưởng khởi nghiệp.
+ PI 10.1: Rèn luyện phẩm chất, đạo đức và thể hiện tác phong nhà giáo.
+ PI 10.2: Tham gia các dự án vì cộng đồng, các hoạt động kết nối cộng đồng, các hoạt động tác động đến sự phát triển bền vững của cộng đồng.
+ PI 10.3: Hình thành ý tưởng khởi nghiệp trong các lĩnh vực liên quan đến Địa lí và giáo dục.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây