SEMINAR KHOA HỌC KHOA ĐỊA LÝ 2020: “Climate Change Vulnerability Assessment for Danang City”

Thứ tư - 30/12/2020 04:44
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Địa Lý – ĐH Sư Phạm – ĐHĐN và Khoa Nghiên cứu Môi trường toàn cầu, trường ĐH Kyoto, Nhật Bản, Sáng ngày 28/12/2020, tại hội trường A1 - ĐHSP, Khoa Địa lý đã tổ chức thành công chương trình Seminar Khoa học “Climate Change Vulnerability Assessment for Danang City”. Seminar với mục tiêu tổng hợp tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) và thiên tai tại TP Đà Nẵng, đồng thời thống nhất được các tiêu chí để đánh giá tính tổn thương do Biến đổi khí hậu tại TP Đà Nẵng và đề xuất một số giải pháp trong công tác ứng phó với Biến đổi khí hậu và thiên tai tại TP Đà Nẵng.

Tham dự buổi Seminar, có sự hiện diện của PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn trưởng Khoa Kiến Trúc – Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, TS. Trần Thị Ân phó trưởng khoa Khoa Địa Lý – Đại học Sư Phạm – ĐHĐN, TS. Trịnh Đăng Mậu phó trưởng khoa Khoa Sinh – Môi trường, TS. Kiều Thị Kính, trưởng bộ môn Khoa Sinh – Môi trường, trường ĐH Sư Phạm – ĐHĐN, ThS. Nguyễn Vĩnh Long Trung tâm Chính sách và Kĩ thuật Phòng chống thiên tai, Tổng cục PCTT, … cùng toàn thể giảng viên Khoa Địa Lý, các nhà khoa học và các học viên, sinh viên quan tâm đến nghiên cứu về Biến đổi khí hậu.
Toàn cảnh buổi Seminar
Phát biểu khai mạc buổi Seminar, TS. Trần Thị Ân phó trưởng khoa Khoa Địa Lý chia sẻ: một số kết quả sơ bộ trong khuôn khổ đề tài hợp tác với trường Đại học Kyoto – Nhật Bản, chủ đề: “Đánh giá tính tổn thương do Biến đổi khí hậu tại TP Đà Nẵng” (Climate Change Vulnerability Assessment for Danang City).  Đề tài thực hiện trong năm 2020 và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Các đại biểu đã được nghe tham luận của ThS. Nguyễn Vĩnh Long Chi cục Phòng chống thiên tai Miền Trung – Tây Nguyên báo cáo về chủ đề “Tổng quan tình hình thiên tại tại Miền Trung – Tây Nguyên và TP Đà Nẵng”. Trong đó, ThS. Nguyễn Vĩnh Long đã khái quát các đặc điểm tự nhiên của khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và tình hình thiên tai những năm qua cùng với các biểu hiện của biến đổi khí hậu nổi bật thời gian qua tại Miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt nhấn mạnh một số loại thiên tai điển hình như sạt lở, lũ quét, bão và rủi ro thiên tai ở TP. Đà Nẵng.
ThS. Nguyễn Vĩnh Long Chi cục Phòng chống thiên tai Miền Trung – Tây Nguyên với tham luận về đề tài “Tổng quan tình hình thiên tại tại Miền Trung – Tây Nguyên và TP Đà Nẵng”
Báo cáo của TS. Trần Thị Ân, Khoa Địa Lý về chủ đề “Đánh giá tính tổn thương do Biến đổi khí hậu tại TP Đà Nẵng” (Climate Change Vulnerability Assessment for Danang City) đã khái quát về phương pháp và quy trình thực hiện đánh giá tính tổn thương do BĐKH sử dụng phương pháp viễn thám và Hệ thống thông tin Địa Lý GIS. Báo cáo đã nhận được sự đánh giá cao từ các đại biểu và cũng đã nhận được rất nhiều các góp ý, bổ sung để hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá.
Tại buổi Seminar, còn có tham luận của PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn về đề tài “Đánh giá hiệu suất của các Toà nhà văn phòng được Tối ưu hóa năng lượng dưới tác động của Biến đổi khí hậu” (Performance assessment of contemperary energy-optimized office buildings under the impact of climate change) với nội dung đánh giá sự tác động của biến đổi khí hậu vào các công trình xây dựng cụ thể ở đây là tòa nhà thương mại và tìm kiếm giải pháp thích ứng, giảm nhẹ hiệu suất tiêu thụ năng lượng của các công trình.
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn – ĐH Bách Khoa Đà Nẵng báo cáo tại seminar.
Chụp ảnh kỉ niệm
Seminar đã nhận được sự quan tâm đông đảo của cán bộ giảng viên trong và ngoài trường cũng như sự góp ý sôi nổi của đại biểu tham dự. Seminar đồng thời cũng là sự khởi đầu cho chuỗi hoạt động hợp tác, nghiên cứu về lĩnh vực Biến đổi khí hậu của Khoa Địa Lý và các đơn vị liên kết trong và ngoài trường.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây