ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
MỤC TIÊU, CHUẨN ĐẦU RA
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHSP ngày tháng năm 2017
của Hiệu Trưởng Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng)
A. THÔNG TIN TỔNG QUÁT
1. |
Tên chương trình đào tạo (tên tiếng Việt) |
Sư phạm Địa lí |
2. |
Tên chương trình đào tạo (tên tiếng anh): |
Geographical Teacher Education |
3. |
Trình độ đào tạo: |
Đại học |
4. |
Mã ngành đào tạo: |
|
5. |
Đối tượng tuyển sinh: |
Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy định hiện hành. |
6. |
Thời gian đào tạo: |
4 năm |
7. |
Loại hình đào tạo: |
Chính quy |
8. |
Số tín chỉ yêu cầu: |
135 tín chỉ |
9. |
Thang điểm: |
Thang 4 |
10. |
Điều kiện tốt nghiệp: |
- Phải tích lũy tối thiểu 135 tín chỉ, trong đó bao gồm tất cả các học phần bắt buộc là 120TC, tự chọn 15TC
- Đạt chuẩn đầu ra Tin học
- Đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ tương đương trình độ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam |
11. |
Văn bằng tốt nghiệp: |
Bằng Cử nhân |
12. |
Vị trí việc làm: |
- Giảng dạy môn Địa lí ở Trung học phổ thông;
- Làm việc tại các Sở, ban, ngành, các trung tâm, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội liên quan đến Địa lí, giáo dục, dân số, tài nguyên môi trường, khí tượng thủy văn và du lịch. |
13. |
Khả năng nâng cao trình độ: |
Có thể tiếp tục học lên các bậc thạc sĩ, tiến sĩ ở các chuyên ngành: Địa lí tự nhiên, Địa lí học, Lí luận và phương pháp dạy học Địa lí hoặc các chuyên ngành gần có liên quan. |
14. |
Chương trình đào tạo tiên tiến đã tham khảo |
Sư phạm Địa lí (Đại học Sư phạm Hà Nội)
Sư phạm Địa lí (Đại học sư phạm Huế)
|
B. MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
I. Mục tiêu của chương trình đào tạo
1. Mục tiêu chung
- Chương trình được biên soạn để phục vụ cho mục tiêu đào tạo cử nhân khoa học Địa lý của trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
- Mục đích của chương trình nhằm trang bị cho sinh viên có đầy đủ kiến thức cơ bản và phương pháp giảng dạy bộ môn để làm tốt nhiệm vụ giảng dạy Địa lý ở trường THPT và THCS. Trang bị đầy đủ kiến thức để sinh viên có thể tiếp tục theo học các hệ Thạc sỹ cũng như khả năng tham gia vào các ngành nghề gần gũi với chuyên môn của ngành.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Phẩm chất đạo đức:
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chấp hành chính sách và pháp luật Nhà nước Việt Nam.
- Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật cao; có tác phong phù hợp với cơ chế đời sống công nghiệp, hiện đại và có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo tổ hoặc nhóm.
- Có phương pháp làm việc khoa học, biết giải quyết những vấn đề mới cũng như những thực tiễn đặt ra trong quá trình công tác; từ đó đúc rút được những kinh nghiệm thiết thực, hình thành năng lực tư duy có tính sáng tạo, linh hoạt.
2.2. Kiến thức:
- Có hiểu biết và nhận thức được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo;
- Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
- Có trình độ tiếng Anh theo quy định hiện hành;
- Có kiến thức tin học căn bản để có thể sử dụng thành thạo máy tính cùng một số phần mềm chuyên dụng nhằm hỗ trợ công việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức và các vấn đề liên quan;
- Hiểu biết rõ ràng về bản chất đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học Địa lý; thấy được mối quan hệ và vai trò của Địa lý trong hệ thống các khoa học và thực tiễn;
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về Địa lý kinh tế - xã hội, tổ chức lãnh thổ, thể tổng hợp kinh tế - xã hội của các vùng, quốc gia trên thế giới và Việt Nam;
- Hiểu và vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa con người với môi trường và sự phát triển lâu bền;
- Vận dụng những kiến thức cơ bản, phương pháp nghiên cứu, thực tập nghiên cứu tìm hiểu tự nhiên, kinh tế - xã hội, địa phương phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập Địa lý và thực tiễn sản xuất;
- Nắm vững những đặc trưng cơ bản của việc dạy học Địa lý, hình thành những kỹ năng sư phạm, khả năng vận dụng những hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp vào việc dạy học Địa lý ở các trường phổ thông.
2.3. Kỹ năng:
Có kỹ năng thực hành các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, tổng hợp và chuyên ngành... tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với những vấn đề thực tiễn đặt ra có liên quan.
II. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (Program Learning Outcomes - PLOs)
Người học tốt nghiệp cử nhân ngành Sư phạm Địa lí tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đạt các tiêu chuẩn sau:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức: Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân và có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, tác phong mẫu mực.
- Năng lực tìm hiểu người học và môi trường giáo dục: Có kiến thức, kỹ năng tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp.
- Năng lực giáo dục: Có kiến thức, kỹ năng tổ chức quá trình giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách người học.
- Năng lực dạy học: Có kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu dạy học môn học trong chương trình giáo dục THPT.
- Năng lực giao tiếp: Có kiến thức, kỹ năng giao tiếp để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục.
- Năng lực đánh giá trong giáo dục: Có kiến thức, kỹ năng đánh giá trong giáo dục THPT.
- Năng lực hoạt động xã hội: Có kiến thức, kỹ năng tham gia, vận động, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xã hội.
- Năng lực phát triển nghề nghiệp: Có kiến thức, kỹ năng tự đánh giá, tự học và nghiên cứu khoa học.
HIỆU TRƯỞNG